Câu chuyện khởi nghiệp của người Mỹ trẻ trên đất Việt

Nhưng khi hỏi về niềm đam mê chung của họ, và sản phẩm khá chuyên biệt mà họ đang từng bước đưa tới gần hơn với thị hiếu của người sành bia, thì câu chuyện của chúng tôi đã vô tình kéo dài hết một buổi tối mưa đầu tuần của Sài Gòn.

John Reid tới Việt Nam khi mới tốt nghiệp đại học, không có định hướng cụ thể về công việc và sự nghiệp, lúc đó, anh chỉ nghĩ sẽ dành chút thời gian để hiểu về quốc gia châu Á có bờ biển trải dài, giống như Florida quê hương anh. Rồi cơ duyên, anh gặp Alex Violette, một nghệ nhân ủ bia đến từ Tennessee. Với tất cả sự hiểu biết về thị trường bia thương mại tại Việt Nam của John sau gần 10 năm sống tại đây, cùng quyết tâm rời khỏi nước Mỹ để làm điều gì đó cho riêng mình của Alex, họ quyết tâm thử sức với một xưởng ủ bia thủ công nhỏ tại Củ Chi, và một quán cũng rất nhỏ và khuất nằm ngay tại trung tâm Quận 1.

Mọi chuyện bắt đầu từ giữa năm 2014, khi đó, bia tươi đã rất thịnh hành tại Việt Nam và bia thủ công (craft beer) hoàn toàn chưa được biết tới, dù đã được đón nhận tại rất nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ và cả tại các thị trường khó tính của châu Á như Nhật Bản. John rất không muốn được biết đến như người khởi xướng trào lưu bia thủ công tại Việt Nam, nhưng quả thật như vậy, khi cách đây chưa đầy 2 năm, phân khúc này chỉ có duy nhất Pasteur Street Brewing (PSB). Bia thủ công không đơn thuần là loại thức uống để say, mà người thưởng thức sẽ muốn khám phá những hương vị độc đáo mà mỗi nhà ủ bia giới thiệu cho khách, kết hợp những hương vị bia thủ công cùng với những món ăn phù hợp để tạo nên sự cộng hưởng độc đáo.

Chúng tôi đã thực sự lúng túng khi người phục vụ đưa thực đơn với 14 loại bia của PSB đang có sẵn tại quán. John đã gợi ý hãy thử một lố 6 ly loại nhỏ với các hương vị Jasmine IPA, là loại bán chạy nhất của quán, 3 loại số lượng có hạn (limited edition) được bổ sung hương vị trái cây theo mùa gồm Dragonfruit Gose, Mulberry Belgian Wheat Ale, Viet My Pale Ale cùng hai loại bia đen Toasted Coconut Porter và Imperial Chocolate Cyclo Stout. John không giấu sự tự hào khi nói về tất cả các loại bia mà PSB đã, đang và sẽ giới thiệu ít nhiều mang những nguyên liệu bản địa, như tiêu Phú Quốc, dâu Đà Lạt, dừa Bến Tre… và đặc biệt là cacao, quế và hạt va ni – những sản vật địa phương đã giúp Cyclo Stout được vinh danh tại các cuộc thi bia thủ công khu vực châu Á và Mỹ, nơi loại bia này đã trở thành một nét văn hóa.

Va-ni được thu hoạch từ một trang trại nhỏ nằm ở ngoại ô Mũi Né, những mảnh quế được lấy về từ một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội, và những hạt cacao nghiền của được thu thập từ những người nông dân ở 6 tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Tất cả những nguyên liệu độc đáo ấy làm nên Cyclo Stout – loại bia đen với hương vị nồng nàn, pha trộn giữa hương vani thoảng nhẹ, vị đắng từ chocolate cùng với chút ấm áp từ quế. Cyclo Stout đã giành được giải Bạc trong hạng mục Strong Ale của Giải thưởng Asian Beer Medal 2016 tại Singapore hồi đầu năm. Gần đây nhất, vào tháng 5, Cyclo Stout tiếp tục nhận được giải Vàng trong hạng mục Bia chocolate của Giải thưởng Bia Quốc Tế (World Beer Cup).

Sáu ly bia nhỏ loại 125ml, là sáu câu chuyện hấp dẫn và đầy nhiệt huyết của những người trẻ say sưa với những thử thách không tưởng của ngành dịch vụ ẩm thực. Và không chỉ là các giải thưởng, PSB xét trên góc độ một xu hướng, đã được đón nhận bởi những người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như rất nhiều người Việt trẻ năng động luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ.

Rất nhiều khách đứng cùng chúng tôi tại quán nhỏ trên đường Pasteur tối hôm đó còn có cả những nhóm khách du lịch đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc châu… Với kỹ năng ủ bia quốc tế và các hương liệu vô cùng “Việt Nam” của những người Mỹ trẻ, bia thủ công PSB chắc chắn còn muốn vươn xa hơn nữa, ngoài gần 100 điểm bán trên khắp cả nước, và thêm một xưởng ủ bia công suất lớn hơn nhiều lần vừa được mở tại Long An, mà còn là đi ra thế giới, nơi ẩm thực luôn là cầu nối để gắn kết mọi người xích lại gần nhau.

Chủ tịch Formosa gửi thư cho toàn bộ nhân viên

Trong thư, ông Trần Nguyên Thành cho biết, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ TN&MT chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết.

“Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ”, ông Thành nhấn mạnh.

Dù thừa nhận sai sót, nhưng trong thư Formosa khẳng định “trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động”, hứa “nỗ lực hết mình đảm bảo một môi trường làm việc ổn định, an toàn tuân thủ pháp luật”.

VietNamNet giới thiệu nguyên văn thư gửi nhân viên của Chủ tịch HĐQT Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành:

“Thay mặt lãnh đạo công ty Formosa Hà Tĩnh, tôi xin gửi lời chào trân trọng tới toàn thể cán bộ nhân viên công ty, thời gian qua mọi người đã vất vả rồi!

Công ty Formosa Hà Tĩnh năm 2008 bắt đầu đầu tư, trong quá trình xây dựng nhà máy gang thép hiện đại nhất Việt Nam, toàn thể cán bộ nhân viên cùng công ty trải qua biết bao nhiêu khó khăn gian khổ. Nhớ lại những ngày đầu khi mới đặt chân đến mảnh đất này và nhìn thành tựu mà tất cả chúng ta đã cùng nhau lập dựng suốt 8 năm qua, với tinh thần nghị lực kiên cường của tập thể công ty và những cống hiến cho công trình thế kỷ này, cá nhân vô cùng cảm phục, đồng thời cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất.

Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết.

 Lãnh đạo Formosa cho rằng có “sai sót của nhà thầu phụ” khiến cá chết, và tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ VN. Ảnh: Duy Tuấn

Lãnh đạo Formosa cho rằng có “sai sót của nhà thầu phụ” khiến cá chết, và tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ VN. Ảnh: Duy Tuấn

Mặc dù, đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ.

Hiện nay, công ty đang phối hợp chặt chẽ cùng cùng cơ quan chức năng để giải quyết từ sự việc nêu trên.

Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam.

Thay mặt, công ty chúng tôi xin hứa nỗ lực hết mình đảm bảo một môi trường làm việc ổn định, an toàn tuân thủ pháp luật.

Tôi mong toàn thể cán bộ nhân viên sẽ đoàn kết nhất trí, hiệp lực cùng công ty vượt qua khó khăn này và tiếp tục cùng công ty hoàn thành sứ mệnh xây dựng nhà máy, đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu làm tốt công tác sản xuất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam, đóng góp to lớn ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất tại Việt Nam”.

Theo Bùi Tiến – Đậu Tình
VietnamNet

Doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh bằng “nói xấu”?!

Trong một báo cáo được công bố sáng nay (30/6), Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho biết, trong Top 5 công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín trên thị trường Việt Nam hiện nay có đến 4 công ty bảo hiểm nước ngoài. Song ngay cả Bảo Việt nhân thọ cũng có cổ đông chiến lược là Sumitomo Life (Nhật Bản).

Có thể thấy, trên sân chơi bảo hiểm nhân thọ hầu hết là các doanh nghiệp ngoại có kinh nghiệm, có đội ngũ chuyên gia cao cấp và có khả năng thiết kế các gói sản phẩm hợp lý đòi hỏi chi phí rất lớn. Thêm vào đó, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thường có thời hạn hợp đồng dài, các đối tượng khách hàng khác nhau, hợp đồng khác nhau… nên rất khó doanh nghiệp Việt nào có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp ngoại.

Trong khi đó, Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín lại chỉ có mặt các công ty trong nước, bao gồm 6 doanh nghiệp Nhà nước, còn lại là tư nhân. Mặc dù không có yếu tố ngoại, nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ luôn diễn ra rất gay gắt, tập trung vào bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm các dự án, bảo hiểm thân tàu…, chủ yếu vẫn là cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm dưới chuẩn.

Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cần được đề cao hơn thay vì “nói xấu” lẫn nhau (ảnh minh họa)

Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cần được đề cao hơn thay vì “nói xấu” lẫn nhau (ảnh minh họa)

Với đặc thù giảm thiểu tối đa các rủi ro và đem lại sự an toàn và an tâm cho khách hàng, các công ty bảo hiểm uy tín, không phân biệt loại hình hoạt động, địa bàn kinh doanh… đều cần có kinh nghiệm kinh doanh lâu dài, có năng lực tài chính ổn định và được đánh giá cao từ khách hàng đang sử dụng và hưởng lợi ích từ bảo hiểm.

Trên thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm thường phải chi những khoản “khó đừng” cho việc mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, hoa hồng… và đặc biệt là những sản phẩm chưa đáo hạn nên lợi nhuận thường không cao, thậm chí có khi bị lỗ (so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản…).

Tuy nhiên, theo Vietnam Report, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý đã khiến việc lãi lỗ trở thành yếu tố quan trọng quyết định lựa chọn của khách hàng, gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo khảo sát các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong tháng 6/2016 của Vietnam Report, đa phần các doanh nghiệp được hỏi cho rằng, ngoài nhận thức của người dân về bảo hiểm, uy tín công ty và cạnh tranh trong ngành là các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Báo cáo của Vietnam Report nhận định, thời gian tới, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cần được đề cao hơn thay vì “nói xấu” lẫn nhau. Cạnh tranh công bằng bằng chất lượng, sự đa dạng hay những lợi ích mang lại cho khách hàng của các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm sẽ góp phần lành mạnh hóa thị trường, đồng thời tác động ngược trở lại giúp cải thiện nhận thức của người dân và nâng cao uy tín của các công ty bảo hiểm.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp đều tỏ ra lạc quan khi nhận định về triển vọng ngành trong năm 2016 phần lớn nhờ thực tế kinh doanh trong năm 2015 vừa qua.

Theo số liệu thống kê của Cục quản lý giám sát bảo hiểm, tổng doanh thu phí toàn thị trường năm 2015 ước đạt 68.688 tỷ đồng, tăng 23,45% so với năm 2014, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 32.038 tỷ đồng, tăng 17,18% so với năm 2014, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 36.650 tỷ đồng, tăng 29,5% so với năm 2014. Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm đạt khoảng 2% GDP.

Bích Diệp

Central Group ký hợp đồng xuất khẩu 1,2 triệu USD với Bình Phú

 Khu mua sắm giải trí phức hợp Central Embassy thuộc sở hữu Tập đoàn Central Group tại Thái Lan.

Khu mua sắm giải trí phức hợp Central Embassy thuộc sở hữu Tập đoàn Central Group tại Thái Lan.

Theo đó, Công ty Bình Phú sẽ cung cấp bàn, sofa, gương, tủ TV và ghế từ nhà máy tại Bình Dương, hàng sẽ được chuyển đi vào đầu tháng 7/2016 chuẩn bị cho sự kiện khai trương khách sạn vào cuối năm nay.

Bình Phú là công ty gia đình có truyền thống làm hàng gỗ nội thất, đặc biệt là hàng giả cổ. Sản phẩm của công ty xuất trực tiếp qua thị trường châu Âu, châu Mỹ. Công ty cũng đã hoàn tất nhiều công trình lớn như khách sạn, nhà nghỉ dưỡng từ Dubai đến Maryland, Melbourne, Rome.

Bà Nguyễn Thuỳ Trang, Tổng Giám đốc công ty Bình Phú cho biết, việc hợp tác với Central Group mang đến cơ hội để công ty giới thiệu các sản phẩm của mình đến với khách hàng tại khách sạn Park Hyatt sang trọng ngay tại Central Embassy, trung tâm của Bangkok. “Được hợp tác với Central Group trong đơn hàng này thực sự là niềm vinh dự của chúng tôi khi”, bà Nguyễn Thùy Trang nhấn mạnh.

Trong khi đó, Central Group là tập đoàn bán lẻ, quản lý vận hành trung tâm mua sắm và phát triển bất động sản quốc tế hàng đầu trong khu vực. Tại Việt Nam, Central Group đang nắm 49% cổ phần tại Nguyễn Kim và sở hữu Big C Việt Nam. Ngoài ra, đơn vị này còn có riêng hệ thống Robin ở Hà Nội và TP. HCM.

Bà Jariya Chirathivat, đại diện của Central Group chia sẻ: “Chúng tôi đã tìm kiếm khắp nơi trên thế giới một doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng cho khách sạn 6 sao sắp khai trương Park Hyatt của chúng tôi. Và các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp đồ nội thất với chất lượng vượt trội đến khắp nơi trên thế giới”.

Cũng theo bà Jariya Chirathivat, Central Group đã và đang là một nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam, và thương vụ trên đã minh chứng cho nỗ lực của Central Group trong việc tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. “Chúng tôi giúp họ quảng bá sản phẩm và phát triển kinh doanh trong khu vực và quốc tế thông qua mạng lưới kinh doanh của chúng tôi tại Thái Lan và trên toàn cầu. Vào đầu tháng bảy này chúng tôi cùng Bộ Công Thương Việt Nam có một buổi triển lãm hàng Việt Nam tại Central World nhằm giới thiệu sản phẩm, ẩm thực của Việt Nam, cũng như các sản phẩm nội thất của Bình Phú”, bà Jariya Chirathivat nhấn mạnh .

Hà Anh

Cán bộ Bộ Công Thương bị tố nhận tiền “lót tay” trở lại việc cũ

 Mặc dù phủ nhận là đã nhận tiền lót tay của doanh nghiệp nhưng bà Hương và các cán bộ, công chức liên quan thừa nhận có khuyết điểm khi thu tiền giấy mực...

Mặc dù phủ nhận là đã nhận tiền “lót tay” của doanh nghiệp nhưng bà Hương và các cán bộ, công chức liên quan thừa nhận “có khuyết điểm” khi thu tiền giấy mực…

Trong 2 tháng qua, một số doanh nghiệp tại Hải Phòng cho biết, bà Phạm Thanh Hương đã trở lại Phòng quản lý xuất nhập khẩu (QLXNK) tại Hải Phòng của Bộ Công Thương làm việc, sau một thời gian bị rút khỏi công việc này, về Cục XNK, Bộ Công Thương để làm kiểm điểm, giải trình sau nghi vấn về clip quay cảnh doanh nghiệp đưa tiền tại Phòng QLXNK này năm 2014 mà VOV đưa lên (ngày 27/8/2014).

Tại thời điểm đó, trả lời báo chí tại một cuộc họp báo Chính phủ (ngày 28/8/2014), Thứ trưởng kiêm Người phát ngôn của Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải đã cho biết, khoản tiền mà doanh nghiệp đưa cho nhân viên trong phòng mà người xem có thể thấy trong clip nói trên (hiện đã bị xoá) là tiền mua mẫu Form C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ) cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, giải thích này cũng dẫn tới nhiều hoài nghi vì khoản lệ phí cấp C/O thời điểm đó đã được Nhà nước bãi bỏ và việc DN phải mua mẫu Form C/O, hơn nữa, theo như hình ảnh được ghi lại, khi thu, nộp tiền không có thấy ghi biên lai hay hoá đơn thu tiền là điều khó hiểu mà đến nay vẫn chưa được Bộ Công Thương giải thích rõ hơn.

Mặc dù vậy, bà Phạm Thanh Hương vẫn bị Bộ Công Thương tạm thời đình chỉ công việc, làm các báo cáo giải trình về các khoản thu được phản ánh nói trên.

Không chỉ có phản ánh trên của báo chí, một chuyên viên của Phòng QLXNK của Bộ Công Thương tại Hải Phòng, ông Đặng Hồng Quân cũng có đơn tố cáo nhiều điểm trong đó có nội dung tố cáo bà Phạm Thanh Hương nhận tiền “lót tay” công khai hàng ngày tại Phòng QLXNK Hải Phòng.

Trong đơn tố cáo này có đoạn nêu: “Tôi xin khẳng định tất cả những sự việc do VOV đăng tải, đưa ra công luận là hoàn toàn đúng, số tiền trong video clip là số tiền bà Hương chèn ép doanh nghiệp, nhận lót tay hàng ngày tại Phòng Hải Phòng. Thậm chí Video Clip cũng chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ hành vi phạm pháp này”.

Ông Đặng Hồng Quân cho rằng, Biên bản mà Bộ Công Thương đưa ra, giải thích Video Clip trên là “lấp liếm sự thật” do biên bản này được lập vào chiều ngày 27/8/2014, khi bà Phan Thị Diệu Hà, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu làm Trưởng đoàn kiểm tra xuống Hải Phòng xác minh vụ việc.

“Tại đây, là thành viên của Phòng Hải Phòng, tôi tận mắt chứng kiến bà Hà đã gọi cho 2 doanh nghiệp có mặt tại clip, bằng nhiều cách buộc họ phải ký vào biên bản xác nhận tiền trong video clip là tiền mua form C/O”, ông Quân nêu trong đơn tố cáo.

Tuy nhiên, trong Thông báo kết quả giải quyết tố cáo của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (số 291/TB-VP) ngày 31/3/2016 đã phủ nhận tất cả tố cáo trên của ông Đặng Hồng Quân. Trong Thông báo này nêu kết quả của đoàn công tác do Cục Xuất nhập khẩu cử xuống làm việc. Theo đó, bà Phạm Thanh Hương, Phó trưởng phòng, phụ trách phòng và ông Vũ Ngọc Hiếu, Phó trưởng phòng QLXNK của Bộ Công Thương tại Hải Phòng đều phủ nhận việc nhận tiền “lót tay” mà chỉ là tiền bán mẫu C/O.

Theo bà Hương, các hình ảnh về trao, nhận tiền trong video clip có thể là ngày 25 hoặc 26/8/2014. “Hôm đó anh Vũ Ngọc Hiếu là người được giao nhiệm vụ bán mẫu C/O và thu tiền, hôm đó nghỉ phép, do đó chị Hương bán mẫu và thu tiền thay anh Hiếu…Cá nhận chị Hương và công chức trong Phòng không nhũng nhiễu, hạch sách mà tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp”, giải trình của bà Hương nêu.

Ông Vũ Ngọc Hiếu cũng giải trình nội dung tương tự: “Việc bà Hương nhận tiền trong video clip là thu tiền bán mẫu C/O thay ông Hiếu….Phòng rất tạo điều kiện cho doanh nghiệp, thời gian cấp C/O rút ngắn so với quy định, chỉ khoảng 30 phút đến 2 giờ tuỳ theo lượng hồ sơ vào thời điểm đó”.

Đáng chú ý, Thông báo giải quyết tố cáo của Cục Xuất nhập khẩu cũng cho rằng, ông Đặng Hồng Quân đã xác nhận những giải trình của bà Phạm Thanh Hương và ông Vũ Ngọc Hiếu là đúng.

Mặc dù vậy, sau này, ông Đặng Hồng Quân cũng vẫn thể hiện sự nghi ngờ khả năng bà Hương có nhận tiền “lót tay” của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Cục XNK, Bộ Công Thương, mặc dù không đủ cơ sở để kết luận hành động nhận tiền trong video clip mà báo chí đăng tải là nhận tiền “lót tay” của doanh nghiệp nhưng bà Phạm Thanh Hương và các cán bộ, công chức khác của Phòng QLXNK Hải Phòng đã có khuyết điểm như: Thu tiền giấy mực khi cho các doanh nghiệp sử dụng máy photocopy, máy in…là tài sản nhà nước trang bị cho Phòng là “không đúng quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; chưa tổ chức, bố trí công việc và nhân sự phù hợp dẫn đến sự phản cảm về hình ảnh môi trường công vụ và hoạt động thực thi công vụ của phòng”.

“Nhận thức về khuyết điểm trên, bà Phạm Thanh Hương và ông Vũ Ngọc Hiếu đã có đơn xin từ chức. Cục XNK đã quyết định cho thôi chức vụ quản lý với bà Hương, ông Hiếu và điều chuyển công tác về Cục XNK”, Thông báo giải quyết tố cáo của Cục XNK với ông Đặng Hồng Quân nêu.

Cục XNK, Bộ Công Thương khẳng định: “Nội dung tố cáo bà Hương chèn ép doanh nghiệp, nhận lót tay công khai hàng ngày tại Phòng (QLXNK) Hải Phòng là không có cơ sở”. Và các nội dung khác tố cáo bà Hương, đoàn kiểm tra của Cục XNK ép doanh nghiệp ký vào biên bản xác nhận tiền trong video clip là tiền mua form C/O là “không đúng sự thật”.

Mặc dù vậy, việc các doanh nghiệp ghi nhận bà Phạm Thanh Hương trở lại làm việc trong khi chưa có những giải thích công khai của Cục XNK, Bộ Công Thương về việc vì sao bà Hương được trở lại làm việc, bà Hương có tiếp tục giữ chức vụ như trước không, các khoản thu “tiền giấy mực” của doanh nghiệp được cho là không hợp lý vì đó là tài sản Nhà nước cấp (để phục vụ doanh nghiệp) đã được xử lý như thế nào…cũng cần được Cục XNK, Bộ Công Thương thông báo công khai để người dân, doanh nghiệp do vấn đề này đã được nêu ra trên công luận.

Mạnh Quân

Không chỉ rà soát mà còn sửa Luật Đầu tư nếu có bất cập

Khẳng định trên của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng được đưa ra tại Hội nghị “Đối thoại Chinh sách Đầu tư 2016” vừa được diễn ra tại Hà Nội.

Không nâng cấp cơ học Thông tư lên Nghị định!?

Theo ông Dũng, hiện dư luận đang tập trung mọi chú ý vào việc Chính phủ yêu cầu các bộ chuyển các Thông tư (trong đó có các điều kiện kinh doanh) thành các Nghị định, nhằm Luật hóa các thể chế, vừa quản lý tập trung không cho các Bộ tự ý ra Thông tư trái thẩm quyền, trái Nghị định Chính phủ, vừa quản lý chính sách cho DN. Hạn chót ngày 1/7/2016, các bộ phải xong, nếu không thì phải bãi bỏ, tất cả không được lùi sau 1/7. Dù Chính phủ yêu cầu không để khoảng trống pháp luật nhưng cũng không nâng cấp cơ học từ Thông tư lên Nghị định một cách vô nghĩa. Trong quá trình nâng cấp, sửa đổi phải theo tinh thần: Cái gì không còn phù hợp thì phải loại bỏ đi, những gì không được rõ ràng phải được cụ thể rõ, minh bạch.

“Hiện có nhiều người quan ngại về chất lượng khi nâng cấp Thông tư lên Nghị định chỉ trong thời gian ngắn, tôi hoàn toàn hiểu. Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cùng với “người gác cổng” là Bộ Tư Pháp, cùng VCCI, Văn phòng Chính phủ, phối hợp rà soát để cho ra đời những sản phẩm” tốt nhất” để đi vào cuộc sống. Còn sau khi được ban hành, trong đời sống vận động của kinh tế, nếu phát hiện những bất cập thì các bộ ngành cũng cần tiếp tục rà soát, sửa đổi tiếp”, ông Dũng nói.

Người đứng đầu Bộ KH&ĐT khẳng định: Ngoài tiếp tục rà soát các Thông tư lên Nghị định, thời gian tới Bộ sẽ rà soát lại Luật Đầu tư mới ra đời năm 2014 để sửa đổi, bổ sung vì lợi ích doanh nghiệp (DN).

“Hiện Chính phủ đang yêu cầu Bộ KH&ĐT xây dựng một bộ luật nhằm điều chỉnh các điều khoản không còn phù hợp trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Phương châm là những điều khoản không phù hợp với thực tiễn, không có lợi cho DN ngay cả tại Luật Đầu tư mới được ban hành năm 2014 cũng phải sửa đổi, thay thế trên tinh thần hoàn thiện nhất, hấp dẫn nhất và cạnh tranh nhất. Quyết tâm của Chính phủ là: Bộ phải ban hành dự thảo để trình và thông qua tại 1 kỳ họp của Quốc hội tới đây”, ông Dũng nói.

“Tinh thần là các Nghị định ra đời sẽ có hướng tốt hơn. Nhưng Luật tốt chưa đủ mà cần phải có con người tốt, bộ máy tốt: “Khi luật tốt mà con người của chúng ta không tốt, cụ thể là bộ máy của chúng ta không theo kịp thì mất ý nghĩa”, ông Dũng quan ngại.

Vẫn còn Nghị định chưa ổn lắm, cần phải sửa

Tại Hội nghị có nhiều lãnh đạo sở, ngành kế hoạch và đầu tư địa phương, cùng nhiều nhà đầu tư nước ngoài, người đứng đầu Bộ KH&ĐT khẳng định: Lâu nay quan hệ giữa các cơ quan của Chính phủ với DN, chính quyền với DN còn có khoảng cách, đây là rào cản lớn nhất cho thay đổi về tư duy phục vụ DN.

“Nhiều nơi, cơ quan Nhà nước hay coi DN là người làm ăn chưa tốt hoặc người có điều kiện về mặt tài chính, từ đó gây ra các rào cản, khoảng cách để cản trở DN, hay nhũng nhiễu, hạch sách, gây khó dễ cho DN để vụ lợi. Trước chính quyền quá nặng về tư duy “quản lý” thì nay phải chuyển sang tư duy “phục vụ”. Trước cái gì cũng tiền kiểm, thì nay phải hậu kiểm theo phương châm những gì pháp luật không cấm thì DN được tự do kinh doanh”, ông Dũng thừa nhận thực tế.

Cũng bàn về vấn đề sửa luật hướng đến xây dựng Nhà nước phụng sự nhân dân, phục vụ DN, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Trung cho rằng: “Chưa bao giờ có “phong trào làm Nghị định” như bây giờ, cho nên lo lắng cũng đúng. Tôi đã xem qua một vài Nghị định, vẫn còn có một chỗ chưa ổn lắm, cần phải sửa như nhầm lẫn khái niệm “điều kiện kinh doanh” với “các quy chuẩn, tiêu chuẩn” trong đầu tư”.

Ông Trung cho rằng: “Luật” khi ra đời có hai chiều hướng, đúng đắn với thực tiễn sẽ là “niềm hạnh phúc” của DN, còn không nó sẽ là “nỗi đau” của DN. Do đó hơn ai hết, DN, Nhà đầu tư là những người chịu tác động cần lên tiếng để Bộ tìm ra và sửa những bất cập trong chính sách.

“Trong thời gian qua, không thể phủ nhận Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, pháp luật có nhiều cụm từ: đổi mới, sáng tạo…. Tuy nhiên, khái niệm này chưa đi vào cuộc sống, xa vời với người dân. Luật nếu đúng với thực tế, DN, nhà đầu tư sẽ được hưởng “niềm hạnh phúc của người trong cuộc” nhưng khi không đi vào cuộc sống, nó sẽ là “nỗi đau”. Vì vậy, Bộ mong muốn, DN, nhà đầu tư cung cấp thông tin, để đưa ra lựa chọn hoàn thiện chính sách hơn”, ông Trung nhấn mạnh.

Nguyễn Tuyền

Cả gia đình nhỏ trong một hợp đồng bảo hiểm lớn

Theo đó khi tham gia “Phúc Bảo An Trường Thịnh”, khách hàngcó thể lựa chọn tham gia thêm Bảo hiểm Bổ trợ cho bản thân và người thân trong gia đình với một mức phí rất thấp để tăng cường quản lý rui ro tai nạn cho cả gia đình với mức chi trả lên tới gấp 7 lần số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính và Hỗ trợ viện phí tới 90 ngày/năm nhằm đảm bảo mái ấm gia đình luôn chứa chan hy vọng và ước mơ.

Đối với mỗi chúng ta, hai tiếng gia đình thật thiêng liêng. Mỗi khi vấp ngã, hai tiếng thiêng liêng ấy giúp ta đứng dậy và bước tiếp. Tuy nhiên cuộc sống rất mỏng manh vì rủi ro bệnh tật, tai nạn, thương vong luôn đe dọa cuộc sống gia đình. Phương tiện giao thông tăng mạnh, người đi đường luôn đối mặt với biến cố khôn lường. Theo Uỷ ban An toàn Giao thông, 5 tháng đầu năm 2016, toàn quốc xảy ra 8.374 vụ tai nạn, làm chết 3.588 người và làm bị thương 7.339 người. Ngoài tổn thất sức khỏe, chi phí chữa trị là gánh nặng kinh tế lớn.

Thấu hiểu phía sau mỗi người trụ cột là môt tổ ấm, tổ ấm đó cần một điểm tựa tài chính vững chắc trước rủi ro cuộc sống, đặc biệt là rủi ro tai nạn.Với “Phúc Bảo An Trường Thịnh”, giờ đây chỉ trong một hợp đồng bảo hiểm, cả chồng, vợ, con cái đều có thể mua các Bảo hiểm Bổ trợ để tăng cường quyền lợi chi trả và hỗ trợ viện phí khi gặp tai nạn để gia đình nhỏ được bảo vệ bằng một hợp đồng bảo hiểm lớn.

Ba sản phẩm bổ trợ đó có quyền lợi như sau:

Tăng cường chi trả tiền hỗ trợ viện phí: để gia đình có khoản tiền trang trải chi phí nằm viện điều trị do tai nạn, khách hàng có thể tham gia “Bảo hiểm bổ trợ viện phí” để nhận tiền hỗ trợ chi phí nằm viện lên đến 300.000 VND/ngày, chi trả tới 90 ngày nằm viện/năm cho mỗi thành viên gia đình với mức phí thấp, không tới 1.000 đồng/ngày.

Tăng cường chi trả tiền bảo hiểm do tai nạn: để bù đắp nguồn tài chính cho gia đình khi người trụ cột bị thương tật hoặc trở về đất mẹ do tai nạn,khách hàng có thể tham gia “Bảo hiểm bổ trợ do tai nạn”với mức bồi thường cao nhất lên tới5 lần và tham gia sản phẩm “Bổ trợ tử kỳ”, chi trả tối đa lên tới gấp 2 lần số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính. Như vây,số tiền bảo hiểm chi trả sẽ tăng lên cao nhất gấp 7 lần số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính giúp bù đắp nguồn tài chính, đảm bảo cuộc sống sung túc của gia đình.

Ví dụ, một khách hàng tham gia “Phúc Bảo An Trường Thịnh” có số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính là 60 triệu, thì bằng cách tham gia sản phẩm “Bổ trợ tử kỳ do tai nạn” với mức phí chỉ 573.000 đồng một năm, khách hàng có thể nhận được số tiền bảo hiểm 360 triệu đồng trong trường hợp tử vongdo tai nạn. Nếu mua thêm sản phẩm “Bổ trợ tử kỳ” với mức phí chỉ 540.000 đồng một năm, khách hàng sẽ nhận được thêm 120 triệu, kể cả trong trường hợp chết/thương tật vĩnh viễn không do tai nạn. Như vậy với mức phí 3.000VND/ngày,khách hàng có thể đảm bảo khoản tiền bồi thường gấp 7 lần số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính trong trường hợp rui ro do tai nạn.

Tăng cường chi trả nếu không may gặp rủi ro thương tật vĩnh viễn/tử vong: khách hàng có thể tham gia thêm sản phẩm “Bổ trợ tử kỳ”để được chi trả tối đa lên tới gấp 2 lầnsố tiền bảo hiểm của hợp đồng chính, giúp gia đình bù đắp nguồn tài chính bị mất đi,đảm bảo tương laicon trẻ nếu người trụ cột không may gặp rui ro.

“Phúc Bảo An Trường Thịnh” là sản phẩm bảo hiểm kết hợp bảo vệ với đầu tư tài chính, giúp đảm bảo cuộc sống gia đình thịnh vượng, đồng thời tăng trưởng tài sản an toàn hiệu quả.

Ông Anton Chang, Tổng Giám đốc Fubon Life Việt Nam cho biết, gia đình là hạt nhân của xã hội, gia đình vững mạnh thì quốc gia vững mạnh. Lợi thế là doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn Tài chính Fubon Đài Loan với hơn 50 năm kinh nghiệm về ngân hàng, bảo hiểm và quản lý quỹ đầu tư,quản lý tổng số tài sản lên đến gần 180 tỷ Đô la Mỹ,Fubon Life Việt Nam không ngừng nỗ lực để bảo đảm gia đình là điểm tựa cho những ước mơ trở thành hiện thực.

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Fubon thuộc Tập đoàn Tài chính Fubon. Với triết lý kinh doanh “Thành tín, Thân thiện, Chuyên nghiệp, Sáng tạo”, Fubon Life Việt Nam phát huy thế mạnh Tập đoàn tài chính Fubon, không ngừng phấn đấu để cung cấp sản phẩm bảo vệ an toàn tài chính đa dạng, chuyên sâu, dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Để thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp tới cộng đồng, Fubon Life Việt Nam luôn tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội. Những hoạt động như xây dựng mái ấm gia đình, chăm sóc trẻ em, tặng dụng cụ học tập là những hoạt động xã hội mà công ty đã phát động và sẽ thực hiện lâu dài.

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Fubon – Công ty mẹ của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Fubon Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm, tiềm năng tài chính và uy tín trên thị trường, doanh thu phí bảo hiểm đứng thứ hai Đài Loan đã tới đầu tư tại Việt Nam với mong muốn cung cấp dịch vụ bảo vệ tài chính chuyên nghiệp và toàn diện cho khách hàng Việt Nam. Tập đoàn Tài chính Fubon được thành lập năm 2001, là tập đoàn tài chính lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Đài Loan. Tập đoàn có tổng tài sản đạt 179,6 tỷ USD với số lượng nhân viên trên 31.000 người và không ngừng v ươn lên mạnh mẽ để phục vụ hơn mười triệu khách hàng trên toàn cầu.

Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Fubon Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 22 tòa nhà Charmvit, số 117, Trần Duy Hưng, Hà Nội

Website: http://ift.tt/29nI8cI

PV

Doanh nghiệp vận tải sẽ bị “túm tóc” nộp thuế cho Uber

Theo nguồn tin của Dân trí, Tổng cục Thuế đã nhận được báo cáo vướng mắc liên quan đến việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài Uber tại Việt Nam của Cục Thuế Hà Nội ngày 25/9/2015 về việc trả lời chính sách thuế và công văn của Cục Thuế TPHCM vào ngày 30/11/2015 đối với hoạt động của Công ty TNHH Uber Việt Nam tại TPHCM.

Đến tháng 6/2016 này, sau hơn nửa năm tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan như Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, Ủy ban nhân dân TPHCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Tổng cục Thuế cũng đã có văn bản trả lời hai đơn vị trên, hướng dẫn việc thực hiện quản lý thu thuế.

Về việc xác định ngành nghề kinh doanh của nhà thầu nước ngoài Uber, Tổng cục Thuế dẫn kết luận của Bộ KHĐT cho biết, dịch vụ cung cấp phần mềm để kết nối điều hành hoạt động vận tải do Công ty TNHH Uber đề xuất thí điểm thực hiện là ngành, nghề kinh doanh mới tại Việt Nam, chưa được quy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và hệ thống pháp luật điều chỉnh còn thiếu, chưa hoàn thiện.

Do đó, Bộ KHĐT đã đề nghị tạm thời xác định hoạt động sử dụng giải pháp công nghệ thông tin để kết nối vận tải vào “nhóm ngành nghề hoạt động kinh doanh khác”.

Cục thuế TPHCM cho biết, Uber đã ủy quyền cho công ty kiểm toán PwC tại Việt Nam thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu

Cục thuế TPHCM cho biết, Uber đã ủy quyền cho công ty kiểm toán PwC tại Việt Nam thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu

Liên quan đến vấn đề đang được quan tâm hiện nay là việc xác định doanh thu tính thuế của các bên liên quan, Tổng cục Thuế cho hay, đối với nhà thầu Uber (tổ chức nước ngoài) là bên cung cấp giải pháp công nghệ cho các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận tải tại Việt Nam thì doanh thu tính thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của nhà thầu Uber là phần doanh thu nhận được từ các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận tải theo tỷ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu giữa hai bên.

Còn đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ vận tải hành khách có sử dụng phần mềm quản lý của Uber thì doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền cước vận chuyển hành khách (tính theo cước phí thực tế thu từ hành khách sau mỗi chuyến đi, bao gồm cả phần phí dịch vụ công nghệ trả cho nhà cung cấp).

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải là đối tác của nhà thầu Uber B.V còn phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế TNDN và GTGT cho nhà thầu Uber theo tỷ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu Uber tính trên cước phí vận chuyển phát sinh thực tế thu từ khách hàng.

Tuy nhiên, mới đây, theo phản ánh của Cục Thuế TPHCM thì nhà thầu Uber đã ủy quyền cho công ty kiểm toán PwC tại Việt Nam thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu. PwC đồng thời cũng có trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời cũng như lưu giữ các tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của nhà thầu Uber.

Tại thời điểm 1/10/2014 trở về trước, theo quy định, tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành nghề kinh doanh khác là 30%, tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2%. Tuy nhiên, từ ngày 1/10/2014 trở đi, tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu và tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế với hoạt động kinh doanh khác đều là 2%.

Thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014, cho đến nay, việc thu thuế đối với Uber vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Hiện chưa có con số nào được phía cơ quan thuế đưa ra về việc chấp hành nghĩa vụ thuế của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam. Điều này làm dấy lên lo ngại sự không công bằng với các doanh nghiệp vận tải khác ở Việt Nam. Trong khi cơ quan quản lý nhiều nơi tỏ ra bất lực.

Hồi đầu năm nay, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, hiện có khoảng 4.000 taxi Uber hoạt động trên địa bàn do doanh nghiệp taxi Uber tại Hà Lan điều hành, ước tính đã thu được khoảng 1 tỷ đồng lợi nhuận đưa về Hà Lan.

Lợi nhuận từ hoạt động của Uber lại được chuyển 100% về Uber Hà Lan, sau đó mới trích trả lại cho cá nhân tại Việt Nam, chứ không phải như ký kết trong hợp đồng là phía đối tác Việt Nam giữ 80% và gửi 20% về phía Hà Lan. Do đó, theo các chuyên gia trong lĩnh vực thuế, việc giao cho các đối tác của Uber có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho nhà thầu Uber theo tỉ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu là không thể tiến hành.

Trong một lần trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, cơ quan thuế không thể đi tìm từng tài xế Uber để thu thuế bởi có hàng nghìn người ở khắp đất nước, là người làm công nhật, có hợp đồng không thời hạn với Uber.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng ban thường trực Ban cải cách (Tổng Cục thuế) cho biết, cơ quan thuế vẫn bảo lưu quan điểm thu thuế đối với tài xế Uber và sẽ tăng cường kiểm soát đối tượng nộp thuế này vì những cá nhân, tổ chức này đều đã phải đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải.

Bích Diệp

Việc thu thuế đối với Uber đang được tiến hành như thế nào?

Theo nguồn tin của Dân trí, Tổng cục Thuế đã nhận được báo cáo vướng mắc liên quan đến việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài Uber tại Việt Nam của Cục Thuế Hà Nội ngày 25/9/2015 về việc trả lời chính sách thuế và công văn của Cục Thuế TPHCM vào ngày 30/11/2015 đối với hoạt động của Công ty TNHH Uber Việt Nam tại TPHCM.

Đến tháng 6/2016 này, sau hơn nửa năm tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan như Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, Ủy ban nhân dân TPHCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Tổng cục Thuế cũng đã có văn bản trả lời hai đơn vị trên, hướng dẫn việc thực hiện quản lý thu thuế.

Về việc xác định ngành nghề kinh doanh của nhà thầu nước ngoài Uber, Tổng cục Thuế dẫn kết luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dịch vụ cung cấp phần mềm để kết nối điều hành hoạt động vận tải do Công ty TNHH Uber đề xuất thí điểm thực hiện là ngành, nghề kinh doanh mới tại Việt Nam, chưa được quy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và hệ thống pháp luật điều chỉnh còn thiếu, chưa hoàn thiện.

Do đó, Bộ KHĐT đã đề nghị tạm thời xác định hoạt động sử dụng giải pháp công nghệ thông tin để kết nối vận tải vào “nhóm ngành nghề hoạt động kinh doanh khác”.

Cục thuế TPHCM cho biết, Uber đã ủy quyền cho công ty kiểm toán PwC tại Việt Nam thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu

Cục thuế TPHCM cho biết, Uber đã ủy quyền cho công ty kiểm toán PwC tại Việt Nam thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu

Liên quan đến vấn đề đang được quan tâm hiện nay là việc xác định doanh thu tính thuế của các bên liên quan, Tổng cục Thuế cho hay, đối với nhà thầu Uber (tổ chức nước ngoài) là bên cung cấp giải pháp công nghệ cho các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận tải tại Việt Nam thì doanh thu tính thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của nhà thầu Uber là phần doanh thu nhận được từ các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận tải theo tỷ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu giữa hai bên.

Còn đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ vận tải hành khách có sử dụng phần mềm quản lý của Uber thì doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền cước vận chuyển hành khách (tính theo cước phí thực tế thu từ hành khách sau mỗi chuyến đi, bao gồm cả phần phí dịch vụ công nghệ trả cho nhà cung cấp).

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải là đối tác của nhà thầu Uber B.V còn phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế TNDN và GTGT cho nhà thầu Uber theo tỷ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu Uber tính trên cước phí vận chuyển phát sinh thực tế thu từ khách hàng.

Tuy nhiên, mới đây, theo phản ánh của Cục Thuế TPHCM thì nhà thầu Uber đã ủy quyền cho công ty kiểm toán PwC tại Việt Nam thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho nhà thầu. PwC đồng thời cũng có trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời cũng như lưu giữ các tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của nhà thầu Uber.

Tại thời điểm 1/10/2014 trở về trước, theo quy định, tỷ lệ GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành nghề kinh doanh khác là 30%, tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2%. Tuy nhiên, từ ngày 1/10/2014 trở đi, tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu và tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế với hoạt động kinh doanh khác đều là 2%.

Thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014, cho đến nay, việc thu thuế đối với Uber vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Chưa có con số nào được phía cơ quan thuế đưa ra về việc chấp hành nghĩa vụ thuế của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam.

Hồi đầu năm nay, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, hiện có khoảng 4.000 taxi Uber hoạt động trên địa bàn do doanh nghiệp taxi Uber tại Hà Lan điều hành, ước tính đã thu được khoảng 1 tỷ đồng lợi nhuận đưa về Hà Lan.

Lợi nhuận từ hoạt động của Uber lại được chuyển 100% về Uber Hà Lan, sau đó mới trích trả lại cho cá nhân tại Việt Nam, chứ không phải như ký kết trong hợp đồng là phía đối tác Việt Nam giữ 80% và gửi 20% về phía Hà Lan. Do đó, theo các chuyên gia trong lĩnh vực thuế, việc giao cho các đối tác của Uber có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho nhà thầu Uber theo tỉ lệ thỏa thuận chia sẻ doanh thu với nhà thầu là không thể tiến hành.

Trong một lần trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, cơ quan thuế không thể đi tìm từng tài xế Uber để thu thuế bởi có hàng nghìn người ở khắp đất nước, là người làm công nhật, có hợp đồng không thời hạn với Uber.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng ban thường trực Ban cải cách (Tổng Cục thuế) cho biết, cơ quan thuế vẫn bảo lưu quan điểm thu thuế đối với tài xế Uber và sẽ tăng cường kiểm soát đối tượng nộp thuế này vì những cá nhân, tổ chức này đều đã phải đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải.

Bích Diệp

Công chức tạo ra rào cản, gây khó dễ để vụ lợi

Tại cuộc đối thoại chính sách đầu tư 2016 tổ chức ngày 28/6, nhiều ý kiến cho rằng muốn DN phát triển được phải có một môi trường kinh doanh thuận lợi, rõ ràng, minh bạch, các rào cản phải được dỡ bỏ.

Cạnh tranh để lớn mạnh hơn

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài chia sẻ: Tôi có 3 đồ thị về hoạt động của DN nhỏ và vừa từ năm 2010 đến cuối 2014. Đồ thị liên quan đến doanh thu khi lên khi xuống. Còn đồ thị lợi nhuận giảm rất ghê vào 2012, 2013, hồi phục vào 2014. Nhưng đồ thị về các khoản nộp ngân sách thì tăng liên tục. Điều đó nói lên thực trạng DN Việt không thể lớn được hoặc không chịu lớn như dư luận phản ánh.

Ông Nguyễn Mại đề xuất chính sách hỗ trợ DN phải được xem lại, để 500 nghìn DN hiện nay có cơ hội lớn dần lên.

“Tôi tự hỏi tại sao Chính phủ có thể cho một số nhà đầu tư nước ngoài hưởng thuế suất 10% trong vài chục năm, không phải nộp thuế hay giảm 50% thuế trong những năm đầu, mà lại không đối xử như thế với DN nhỏ và vừa, đặc biệt DN siêu nhỏ và DN nhỏ”, GS Nguyễn Mại băn khoăn.

Liệt kê những tấm gương ở Nhật Bản, Hàn Quốc, GS Nguyễn Mại chia sẻ: “Toyota, Honda từng là DN rất nhỏ. Nhờ hệ thống thuế khuyến khích tích lũy ban đầu, đầu tư đổi mới công nghệ của Chính phủ Nhật nên giờ họ có DN lớn như vậy. Samsung, LG cũng sinh ra từ DN siêu nhỏ. Nhờ chính sách của Chính phủ nên giờ họ cạnh tranh ngang ngửa Apple”,

Nhìn tiếp sang DN FDI ở Việt Nam, GS Nguyễn Mại thấy rằng, DN FDI đang ngày một ăn nên làm ra ở Việt Nam. DN FDI hiện chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó DN trong nước liên tục nhập siêu. Nhờ xuất siêu của khối FDI, Việt Nam đã xuất siêu 1,64 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.

“Khối FDI đóng góp khoảng 20% tổng thu ngân sách và khoảng 20% vào GDP Việt Nam. Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, sự đóng góp của FDI không chỉ quan trọng với vấn đề kinh tế mà còn tạo thế mạnh cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, ông Nguyễn Mại nhận định.

Trước một số quan điểm lo ngại DN FDI đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá đó không phải là vấn đề. Vấn đề là làm thế nào để DN Việt Nam phát triển, thu hẹp khoảng cách với DN nước ngoài chứ không hạn chế DN nước ngoài để DN Việt tiến lên.

Trong cuộc chơi đó, chắc hẳn không thể thiếu sự cạnh tranh, đó là sự cạnh tranh giữa DN FDI với DN trong nước, giữa các DN trong nước với nhau và giữa các DN trong nước với DN trên thế giới.

Cạnh tranh dưới quan điểm của người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư là sẽ ngày càng gay gắt. Nhiều DN không chịu đựng được, nhưng nhiều DN cũng nhờ có cạnh tranh mà lớn mạnh.

“Tôi nhấn mạnh 1 điều, cạnh tranh là để mình lớn mạnh hơn, không nên tiêu diệt hay thôn tính lẫn nhau. Nếu ai đó bị thua cuộc trong cuộc cạnh tranh này, thì hãy nghĩ rằng thua không phải là dừng lại mà để đi chậm lại, đi chậm lại là để phát triển”. ông Nguyễn Chí Dũng bộc bạch.

Chính quyền và DN xích lại gần nhau hơn

Nhưng, cả DN FDI lẫn DN trong nước muốn phát triển được đều phải có một môi trường kinh doanh thuận lợi, rõ ràng, minh bạch, các rào cản phải được dỡ bỏ. Ông Nguyễn Chí Dũng bày tỏ mong muốn giữa chính quyền và DN xích lại gần nhau hơn nữa, thân thiện hơn nữa.

Nhấn mạnh hai chữ “thân thiện”, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng: Lâu nay quan hệ chính quyền với DN có khoảng cách, công chức còn tạo ra các rào cản để cản trở, nhũng nhiễu, hạch sách DN, gây khó dễ cho DN để vụ lợi.

“Điều này phải thay đổi để tạo được sự thân thiện. Khi DN thấy được sự thân thiện của nhà nước với mình, thì họ mới bỏ tiền đầu tư”, ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Tại cuộc đối thoại, cuộc chiến chống lại “giấy phép con” đang được xúc tiến cũng đã liên tục được nhắc đến.

GS.TSKH Nguyễn Mại chia sẻ: “Trong hai tuần vừa rồi đây là cuộc đấu tranh rất thời sự, là minh chứng cho công cuộc đổi mới và chống lại bảo thủ để thực hiện mục tiêu Nhà nước kiến tạo, tạo hành lang thông thoáng và thúc đẩy đổi mới và phát triển”.

Nhắc đến đợt rà soát các điều kiện kinh doanh rầm rộ thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Tổng cộng có 49 nghị định của tất cả các bộ ngành quy định các điều kiện kinh doanh. Tất cả sẽ được Chính phủ ban hành trước ngày 1/7/2016, không một nghị định nào lùi sau 1/7. Nhưng Chính phủ cũng yêu cầu phải đảm bảo chất lượng các nghị định, những gì không phù hợp phải loại bỏ.

Sau khi các Nghị định này được ban hành, nếu cần sửa đổi nữa thì tiếp tục rà soát để sửa đổi, kể cả ở Luật Đầu tư và các luật có quy định về kinh doanh. Điều này nhằm thúc đẩy DN phát triển cũng như đón nhận làn sóng đầu tư mới từ bên ngoài vào.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đặt vấn đề bên cạnh hoàn thiện chính sách, phải tăng cường đẩy mạnh việc thực thi chính sách từ cả hai phía, cơ quan nhà nước và DN.

“Muốn vậy, luật pháp phải rõ ràng minh bạch, tức khi đọc luật công chức và DN không thể hiểu 2 nghĩa được, không thể giải thích kiểu nào cũng được, không có sự mập mờ”, ông Đỗ Nhất Hoàng nói.

Theo Hà Duy

Vietnamnet